Ba kích được sử dụng rộng rãi trong Đông y, bởi chúng không chỉ có khả năng bồi bổ sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị một số bệnh. Vậy ba kích là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của c21abigailadams.com để tìm được câu trả lời chính xác nhé.
I. Ba kích là gì?
Ba kích hay còn gọi là dây ruột gà, diệp liễu thảo… thuộc loại cây leo, thân non màu tím, mảnh. Hoa ba kích có thước nhỏ, lúc non màu trắng sau sẽ chuyển sang vàng. Rễ ba kích có lớp ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng, bên trong là thịt màu hồng, hoặc tím.
Thời điểm thu hoạch ba kích là khoảng tháng 10 trong năm. Khi đó, người ta sẽ đào đất để lấy toàn bộ phần rễ. Theo kinh nghiệm của người xưa, ba kích có rễ to, mập và cùi dày là loại tốt. Trong đông y, ba kích thường được kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh.
II. Phân biệt các loại ba kích
Bộ phận có giá trị y dược cao nhất của ba kích chính là củ (rễ). Thế nhưng, ba kích có nhiều loại khác nhau. Vì thế, để hiểu rõ ba kích là gì, bạn cần phân biệt được các loại như sau.
1. Ba kích trắng
Ba kích trắng có phần vỏ màu vàng nhạt, thịt màu trắng. Khi ngâm rượu sẽ không khiến rượu bị đổi màu.
Loại ba kích này không được ưa chuộng do hiệu quả không bằng với ba kích tím. Tuy nhiên, do giá thành rẻ và dễ tìm nên vẫn có nhiều người dùng.
2. Ba kích tím
Ba kích tím có phần vỏ màu sậm và thịt bên trong có ánh tím hoặc màu tím. Do đó, khi ngâm rượu ba kích sẽ khiến rượu đổi sang sắc tím và có giá trị cao.
Loại ba kích này có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe vì thế được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, do ba kích tím khá hiếm nên giá thành của nó cũng cao hơn so với ba kích trắng.
III. Một số tác dụng của ba kích
Từ lâu, ba kích đã được sử dụng rộng rãi trong đông y bởi nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy những tác dụng đó của ba kích là gì?
1. Tăng cường chức năng sinh lý
Trong ba kích có chứa kẽm, sắt và hoạt chất anthraglycosid có khả năng hỗ trợ sinh lý ở nam giới. Cụ thể, hoạt chất này sẽ giúp thay đổi tinh dịch, gia tăng chất lượng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng nước những tác nhân có hại.
Không những vậy, ba kích ngâm với rượu còn là bài thuốc có công dụng bồi bổ suy nhược cơ thể, rối loạn cương dương.
2. Củng cố hệ miễn dịch
Nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất cao mà ba kích còn có giúp tăng cường sức đề kháng. Một nghiên cứu đã cho thấy, ba kích có tác dụng làm tăng sự dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể với chất động.
Bên cạnh đó, ba kích còn chứa vitamin B1 giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể khi tham gia nhiều hoạt động thể dục, thao thao mạnh hàng ngày.
3. Giảm sưng, kháng viêm
Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ba kích ngâm với rượu còn có công dụng chống viêm. Do vitamin C có nhiều triong ba kích nên thúc đẩy quá trình sinh mô liên kết. Nhờ đó mà vết thương chóng lành hơn.
4. Kiểm soát tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý gây ảnh hưởng đến tim mạch và chất lượng cuộc sống. Theo kết quả một số thí nghiệm, ba kích có tác dụng ổn định đường huyết.
5. Làm chậm loãng xương, tăng cường gân cốt
Hai hợp chất có trong ba kích là anthraquinone và choline giúp hỗ trợ xương khớp, hạn chế tình trạng đau khớp, loãng xương.
6. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nếu dùng rượu ba kích với liều lượng hợp lý thì còn có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Bởi ba kích khi ngâm với rượu sẽ cung cấp lượng chất vi sinh dồi dào nhờ vào quá trình lên men. Không những vậy, bạn có thể hưng phấn, kích thích hơn do có sự tác động của men rượu.
7. Gia tăng sự dẻo dai
Một số nghiên cứu cho thấy, ba kích còn thúc đẩy quá trình sản sinh hormone điều chỉnh sự phát triển đặc tính nam là androgen. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này vẫn cần được mở rộng thêm.
IV. Những lưu ý khi dùng ba kích
Cho dù ba kích mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe nam giới. Thế nhưng, khi sử dụng ba kích thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Những trường hợp không nên dùng ba kích, đó là nam giới khó xuất tinh, tinh trùng kém; phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; người bệnh có tiền sử tim mạch, xơ gan, viêm gan, viêm thận…; những người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị…
- Người dễ nóng trong người, hay khát nước, khô miệng, táo bón hay suy nhược cơ thể không nên dùng ba kích.
- Khi ngâm ba kích với rượu, bạn nên bỏ vỏ và lõi. Đặc biệt là phần lõi vì nó có thể gây ngộ độc, nhức mỏi cho người dùng.
- Không nên ngâm rượu khi ba kích vẫn còn tươi.
- Không nên lạm dụng hay tự ý kết hợp ba kích với những loại dược liệu khác vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh… thậm chí là nguy cơ tử vong.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được ba kích là gì và những công dụng của nó đối với sức khỏe của nam giới. Nếu có ý định sử dụng ba kích để cải thiện những vấn đề liên quan đến sinh lý, nam giới nên thận trọng.